Trong lịch sử, tỉnh Gia Lai và một phần tỉnh Bình Định từng được sáp nhập thành một tỉnh có tên Plei Kou Der

Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Phản hồi: 0

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Trong hành trình phát triển kinh tế - xã hội hôm nay, Gia Lai đang nổi lên là một điểm sáng trong ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp; trong khi Bình Định là một điểm đến hấp dẫn nhất nhì khu vực miền Trung.

Theo thông tin trên báo Gia Lai, ngày 24/5/1932, tỉnh Pleiku (Gia Lai ngày nay) chính thức được thành lập. Sự hình thành của tỉnh Gia Lai gắn liền với tiến trình xâm lược của thực dân Pháp và quá trình đấu tranh chống xâm lược của đồng bào các dân tộc Bắc Tây Nguyên.

Sau khi chính thức đô hộ Việt Nam (bằng hòa ước Giáp Thân 1884) thực dân Pháp từng bước áp dụng chính sách “chia để trị” đối với Gia Lai và đặt Gia Lai cũng như các tỉnh Tây Nguyên khác trực thuộc Trung Kỳ (miền cao nguyên Trung Kỳ). Ngày 4/7/1905, theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương, vùng núi phía Tây tỉnh Bình Định, Phú Yên bao gồm toàn bộ khu vực cư trú của đồng bào Xơ Đăng, Bahnar, Jrai được lập thành một tỉnh tự trị, lấy tên là Plei-Kou-Der. Tỉnh lỵ của Plei-Kou-Der được đặt tại một làng Jrai có tên là Pleiku.

1742910331359.png


Ngày 25/4//1907, Toàn quyền Đông Dương xóa tỉnh Plei-Kou-Der. Đất đai của tỉnh này được chia làm 2 phần, một phần lập thành đại lý hành chính Kon Tum, nhập vào tỉnh Bình Định; phần còn lại lập thành đại lý hành chính Cheo Reo nhập vào tỉnh Phú Yên. Ngày 9/2/1913, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định số 214 và 215, lập tỉnh Kon Tum trên cơ sở đất đai của tỉnh Plei-Kou-Der cũ gồm toàn bộ đại lý Kon Tum (tách ra từ tỉnh Bình Định), đại lý Cheo Reo (tách ra từ tỉnh Phú Yên) cộng thêm đại lý Đắk Lắk.

Ngày 24/5/1932, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định tách một phần đất phía Nam tỉnh Kon Tum (gồm đại lý Pleiku và đại lý Cheo Reo) để thành lập tỉnh Pleiku. Từ khi được thành lập đến Cách mạng Tháng Tám 1945, tên tỉnh giữ nguyên là Pleiku. Cách mạng Tháng Tám thành công, tên tỉnh được chính quyền cách mạng gọi là Gia Lai.

Ngày 15/4/1950, theo Nghị định số 7/NĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum hợp nhất thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Gia-Kon. Sau Hiệp định Genève, tỉnh Gia-Kon lại được chia tách thành hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Những năm 1954-1975 vẫn giữ tên tỉnh là Gia Lai, nhưng địa giới hành chính của tỉnh có nhiều thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 245-NQ/TƯ về việc bỏ cấp khu, hợp tỉnh. Theo Nghị quyết này, tỉnh Gia Lai và Kon Tum được hợp nhất thành một tỉnh, tên của tỉnh mới là Gia Lai-Kon Tum.

Ngày 12/8/1991, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII, Gia Lai-Kon Tum tách thành hai tỉnh: Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh Gia Lai hôm nay nổi lên như một điểm sáng về ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

1742910347601.png


Gia Lai xác định nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong 3 thế mạnh cùng với công nghiệp chế biến và năng lượng tái tạo - du lịch nên được ưu tiên phát triển và mời gọi đầu tư. Với Đề án phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, Gia Lai sẽ dành khoảng 120.000ha để thực hiện Đề án này với khát vọng xây dựng tỉnh trở thành trung tâm sản xuất rau quả lớn của cả nước.

Để hiện thực hóa khát vọng này Gia Lai hiện đang triển khai các dự án lớn và ưu tiên thu hút đầu tư. Điển hình như dự án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Đăk Đoa quy mô 459,04ha, tổng vốn đầu tư 1.490 tỉ đồng; dự án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Pleiku, quy mô 3 giai đoạn, diện tích 100ha với tổng vốn đầu tư 500 tỉ đồng...

Đến nay tỉnh Gia Lai đã thu hút được 258 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, qua đó đã hình thành nên 18 vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích gần 3.500ha, tập trung vào các sản phẩm cây trồng có thế mạnh như: bơ, sầu riêng, thanh long, chuối, ớt, hồ tiêu, cà phê, rau, hoa, dược liệu. Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Bình Định, Bình Định là vùng đất trung tâm của miền Trung Việt Nam với gần 5 thế kỷ giữ vai trò trung tâm của nhà nước Chăm pa.

Đến nay, dấu tích văn hóa của thời kỳ nhà nước Chăm pa tồn tại trên đất Bình Định còn để lại vô cùng phong phú, đa dạng về loại hình, nhiều về số lượng và trở thành đối tượng quan trọng trong việc tiếp tục nghiên cứu khảo cổ về Bình Định. Tháng 7/1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùng đất Bình Định ngày nay. Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn.

Năm 1651, dưới thời Nguyễn Phúc Tần, chúa cho đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Ninh. Năm 1702, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lấy lại tên cũ là Quy Nhơn và vẫn được gọi suốt thời kỳ Tây Sơn. Từ năm 1799-1802, thành Quy Nhơn bị quân Nguyễn Ánh chiếm đóng và đổi làm thành Bình Định và suốt chiều dài lịch sử, đây là trung tâm cai trị của triều Nguyễn tại Bình Định trong những năm đầu thế kỷ XIX.

1742910361463.png


Đến năm 1885, Bình Định là một tỉnh lớn ở Trung Kỳ, nhiều vùng đất của Gia Lai, Kon Tum còn thuộc về Bình Định. Năm 1890, thực dân Pháp sát nhập thêm Phú Yên vào Bình Định thành tỉnh Bình Phú, tỉnh lỵ là Quy Nhơn. Nhưng đến năm 1899, Phú Yên tách khỏi Bình Phú, Bình Định lại trở thành tỉnh độc lập.

Năm 1907, toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định bãi bỏ tỉnh Plei-Kou-Der. Một nửa đất đai của tỉnh này cho sát nhập trở lại vào tỉnh Bình Định. Năm 1913, thực dân Pháp lại sát nhập Phú Yên vào tỉnh Bình Định thành tỉnh Bình Phú. Năm 1921, thực dân Pháp tách tỉnh Phú Yên ra, lập lại tỉnh Bình Định và kéo dài cho đến năm 1945. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) Bình Định là tỉnh tự do hoàn toàn, là hậu phương chiến lược trực tiếp của chiến trường khu V, Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.

Trong suốt 20 năm (1954-1975), thực hiện lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng về đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc, quân và dân tỉnh Bình Định đã vượt qua vô vàn hi sinh, gian khổ, chiến đấu anh dũng, kiên cường, bám đất, bám dân góp phần cùng cả nước đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng quê hương vào ngày 31/3/1975.

Từ cuối năm 1975 đến năm 1989, tỉnh Bình Định hợp nhất với tỉnh Quảng Ngãi lấy tên là tỉnh Nghĩa Bình. Từ năm 1989, tỉnh Bình Định được tái lập trở lại.

Bình Định hiện là địa phương phát triển năng động ở miền Trung. Năm 2024, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và phát triển khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực; 20/21 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Nổi bật là tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 7,78%, hoàn thành kế hoạch đề ra là 7,5 - 8%, xếp thứ 26/63 địa phương cả nước, thứ 6/14 địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ; quy mô GRDP của tỉnh tương đương 5,3 tỷ USD, xếp thứ 25/63 địa phương cả nước, thứ 5/14 địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ. GRDP trên bình quân đầu người đạt 86,1 triệu đồng, vượt so kế hoạch là 85,3 - 85,7 triệu đồng.

Chỉ số phát triển công nghiệp (IPP) đạt 10%, vượt xa so với kế hoạch đặt ra ở mức 7 - 7,7%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.710 triệu USD, vượt so với kỳ vọng của tỉnh là 1.650 triệu USD. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 15.615 tỷ, đạt cao nhất từ trước đến nay. Toàn tỉnh có thêm 36.975 việc làm mới, vượt so với kế hoạch đặt ra là 32.500 việc làm mới. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới đạt 2,12%, vượt so với kế hoạch là 2%.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Không khí tại các thành phố lớn ô nhiễm nặng nề, đây là loại thiết bị được quan tâm nhiều nhất lúc này

  • 145
  • 0
Hiện nay, máy lọc không khí đang được ngày càng nhiều gia đình sử dụng bởi tính năng lọc sạch không khí tuyệt vời, làm thoáng đãng không gian đặc...

Thương hiệu gia dụng nổi tiếng từ Cộng hoà Séc tạo làn sóng trên thị trường Việt Nam

  • 144
  • 0
Elmich là một thương hiệu gia dụng cao cấp đến từ Cộng hòa Séc, được thành lập vào năm 1995 tại thành phố Ostrava. Với gần 30 năm phát triển...

Siêu máy tính tương lai sẽ "ngốn điện" ngang với 1 thành phố

  • 143
  • 0
Theo báo cáo của Epoch AI (viện nghiên cứu tại San Francisco, công bố cuối tháng 4/2025), đến năm 2030, các siêu máy tính hàng đầu dùng để huấn...

LG đồng hành cùng Hòa Minzy, Obito và Hứa Kim Tuyền tung ra MV “Nếp Nhà”

  • 99
  • 0
LG Electronics Việt Nam vừa giới thiệu MV “Nếp Nhà” với sự kết hợp của ca sĩ Hòa Minzy, rapper Obito và nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền. Đây là món quà âm...

Lần đầu tiên một đại gia Việt có tài sản hơn 9 tỉ USD, vượt cả chủ tịch Samsung

  • 206
  • 0
Cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup tiếp tục tăng mạnh trong phiên ngày 8-5, góp phần nâng quy mô tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng vượt 9 tỉ...

Đây là cách "xem YouTube" nhanh nhất có thể bạn chưa thử

  • 248
  • 1
Mô hình Gemini 2.5 Flash có thể tóm tắt nội dung video dài trên YouTube, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và nắm bắt thông tin nhanh chóng...

Sạc siêu nhanh xe điện: sự tiện lợi phải trả giá bằng tuổi thọ pin

  • 181
  • 0
Năm 2025 được ca ngợi là "năm bùng nổ sạc siêu nhanh" đối với xe điện. Mặc dù sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ sạc nhanh và sạc siêu nhanh đã...

Cách phục hồi ảnh cũ bằng AI miễn phí nhanh gọn, ai cũng làm được

  • 236
  • 0
Phục hồi ảnh cũ bằng AI miễn phí là giải pháp lý tưởng cho những ai muốn tái hiện lại hình ảnh xưa mà không cần biết quá nhiều về Photoshop hay kỹ...

Samsung công bố hàng loạt TV Neo QLED 8K đến QLED 4K vừa đạt chuẩn chấm lượng tử đích thực từ tổ chức của Đức

  • 134
  • 0
Samsung vừa thông báo rằng dòng TV QLED mới nhất của hãng đã nhận được chứng nhận ‘Màn hình Chấm lượng tử Đích thực’ (Real Quantum Dot Display) từ...

Sếp Apple dự đoán "ngày tàn" của iPhone chỉ trong 10 năm tới: Lý do từ kẻ mà "ai cũng biết là ai"

  • 1,237
  • 0
Phó chủ tịch cấp cao phụ trách mảng dịch vụ của Apple, ông Eddy Cue, vừa đưa ra một nhận định gây sửng sốt về tương lai của chính sản phẩm chủ lực...
Back
Top