Sự trùng hợp khó tin giữa công thức tính thuế của ông Trump và ChatGPT

myle.vnreview
myle.vnreview
Phản hồi: 0
Khi được hỏi về cách giải quyết thâm hụt thương mại của Mỹ theo cách “đơn giản”, cả 4 chatbot ChatGPT, Gemini, Claude và Grok đều trả lời gần như giống hệt cách tính của chính quyền Trump.

1743747330086.png

Các biện pháp thuế mới có dấu hiệu được xây dựng dựa trên những phép toán sơ sài, đến mức trùng khớp với những gợi ý của các chatbot AI như ChatGPT, Gemini, Grok và Claude.

Hôm 3/4, khi tổng thống Donald Trump bước ra Vườn Hồng của Nhà Trắng cùng một tấm biển cỡ lớn ghi “Reciprocal Tariffs” (thuế đối ứng), phản ứng tức thì từ giới chuyên gia kinh tế và công chúng là hoang mang tột độ.

Theo chính sách mới, tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị áp mức thuế tối thiểu 10%, kể cả từ những hòn đảo không người ở và mức thuế cao ngất với từng quốc gia cụ thể. Mức thuế được cho là phản ánh “thuế quan mà các nước khác áp lên Mỹ”.

Tuy nhiên, các số liệu này dường như không khớp với bất kỳ dữ liệu chính thống nào, ngoại trừ các đề xuất của một số chatbot AI, theo The Verge.

Thuế quan "kiểu ChatGPT"​

Cụ thể, khi các nhà kinh tế cố gắng giải mã nguồn gốc những con số Trump đưa ra, họ phát hiện rằng công thức tính toán thuế quan của chính quyền Mỹ có thể dễ dàng thiết lập lại bằng một phép tính đơn giản.

Chỉ cần lấy thâm hụt thương mại của Mỹ với một nước cụ thể rồi chia cho tổng xuất khẩu của nước đó vào Mỹ. Sau đó, nếu lấy kết quả này chia đôi, ta sẽ có được con số gần như trùng khớp với mức thuế mà Nhà Trắng công bố.

1743747370585.png
1743747379389.png
1743747388975.png
1743747397048.png
4 chatbot AI đều cho cùng câu trả lời. Ảnh: The Verge.
Nhà kinh tế học James Surowiecki là người đầu tiên phát hiện ra sự trùng hợp này. Ông gọi đây là "một phép tính vô nghĩa đến phi thường", bởi nó bỏ qua vô số yếu tố quan trọng trong thương mại quốc tế như giá trị gia tăng, chuỗi cung ứng và tác động lan tỏa của thuế quan lên nền kinh tế.

Chính quyền Trump đã bác bỏ giả thuyết này và công bố công thức chính thức họ sử dụng. Tuy nhiên, theo Politico, công thức này thực chất chỉ là một phiên bản phức tạp hóa của cách tính của Surowiecki.

Một số người dùng mạng xã hội phát hiện rằng nếu hỏi các mô hình AI như ChatGPT, Gemini, Grok và Claude về cách "tính toán mức thuế để đưa cán cân thương mại Mỹ về trạng thái cân bằng", tất cả đều đưa ra những câu trả lời gần như giống hệt cách tính của chính quyền Trump.

The Verge đã thử nghiệm bằng cách đặt câu hỏi theo ngôn ngữ mà những người dùng này sử dụng, cũng như theo cách diễn đạt tương tự của Nhà Trắng. Cả 4 chatbot đều trả lời gần như giống nhau.

Dĩ nhiên, có một số biến thể nhỏ xuất hiện. Grok và Claude đề xuất nên chia đôi kết quả để có mức thuế “hợp lý hơn”. Gợi ý này trùng hợp với cách chính quyền Trump gọi mức thuế này là “chiết khấu”. Nếu thêm vào một mức thuế cơ bản 10%, các chatbot lại không đồng thuận về việc liệu mức thuế này nên cộng vào tổng thuế suất hay không.

Các chatbot cũng cảnh báo rằng cách làm này có thể gây hậu quả tiêu cực và mức độ nhấn mạnh khác nhau. Gemini là chatbot thể hiện phản đối mạnh nhất. Nó đưa ra một danh sách các lý do vì sao cách tính này có thể gây tổn hại đến nền kinh tế Mỹ.

Gemini cảnh báo “mặc dù công thức này có vẻ là một cách trực quan để nhắm vào thâm hụt song phương, nhưng tác động thực tế của nó phức tạp hơn rất nhiều và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng”. Chatbot của Google nhấn mạnh “nhiều nhà kinh tế học cho rằng thuế quan không phải là công cụ hiệu quả để cân bằng thâm hụt thương mại”.

Sự phi lý trong công thức định thuế​

Ngay cả khi bỏ qua nguồn gốc đáng ngờ của cách tính thuế này, vẫn còn một vấn đề lớn khác. Đó là danh sách các quốc gia bị áp thuế rất thiếu logic. Trong số những nước bị đánh thuế cao, có cả những vùng lãnh thổ không người ở như đảo Heard. Trong khi đó, một số quốc gia bị áp thuế lại có thặng dư thương mại với Mỹ, nghĩa là họ mua hàng từ Mỹ nhiều hơn là xuất khẩu sang đây.

Australia là một ví dụ điển hình. Quốc gia này nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu với Mỹ, nhưng vẫn bị Trump áp thuế như thể họ đang “lợi dụng” nền kinh tế Mỹ.

Trên thực tế, có nhiều lý do hợp lý khiến một quốc gia có thể có thâm hụt thương mại với Mỹ. Nền kinh tế Mỹ chủ yếu dựa vào dịch vụ bao gồm thiết kế sản phẩm, phát triển phần mềm, quản lý chuỗi cung ứng. Trong khi đó, nhiều quốc gia khác chuyên về sản xuất.

Mỹ có thặng dư thương mại trong lĩnh vực dịch vụ, vì các nước khác đang sử dụng hàng loạt dịch vụ của Mỹ như Facebook, Netflix hay các nền tảng công nghệ khác.

Ngoài ra, việc áp thuế không có nghĩa là chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ ngay lập tức thay đổi để mang lại lợi ích cho Mỹ.

1743747418590.png

Dù chưa có bằng chứng trực tiếp cho thấy Nhà Trắng thực sự dùng AI để tính toán thuế quan, nhưng sự trùng khớp về công thức gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ lạm dụng AI trong các quyết sách quan trọng. Ảnh: New York Times.

Chi phí lao động tại Mỹ quá đắt đỏ, đến mức ngay cả khi áp thuế, nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vẫn rẻ hơn sản xuất trong nước. Những quốc gia bị đánh thuế theo chính sách mới như Madagascar và Ethiopia cũng khó có thể đột nhiên mua hàng tỷ USD hàng hóa của Mỹ chỉ vì bị áp thuế.

Thế nhưng, có vẻ ông Trump tin rằng áp thuế sẽ khiến các nhà máy ở Mỹ quay trở lại hoạt động mạnh mẽ, dù thực tế là điều này khó có thể xảy ra. Cũng như việc ông tin rằng trục xuất lao động nhập cư sẽ không làm giá rau củ quả leo thang, trong khi trên thực tế, điều này sẽ khiến chi phí thực phẩm tăng vọt.

Trước đó, chính quyền Trump từng bị chỉ trích vì sử dụng các ứng dụng để thảo luận những vấn đề an ninh quốc gia. Ví dụ, nhiều quan chức chính phủ từng bị phát hiện sử dụng ứng dụng Signal - một nền tảng nhắn tin mã hóa - để bàn bạc về kế hoạch quân sự bí mật. Gần đây, chương trình cắt giảm chi phí DOGE cũng được tiết lộ là đang thúc đẩy sử dụng AI trong nhiều cơ quan chính phủ nhằm tinh giản bộ máy, theo Gizmodo.

>> Mỹ vừa công bố áp thuế không chừa một quốc gia nào, Việt Nam thuộc nhóm bị áp thuế cao nhất

>> Các trọng điểm sản xuất của Apple đều bị ảnh hưởng nặng bởi chính sách thuế mới của Mỹ


Nguồn: Thúy Liên/Znews
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Không khí tại các thành phố lớn ô nhiễm nặng nề, đây là loại thiết bị được quan tâm nhiều nhất lúc này

  • 145
  • 0
Hiện nay, máy lọc không khí đang được ngày càng nhiều gia đình sử dụng bởi tính năng lọc sạch không khí tuyệt vời, làm thoáng đãng không gian đặc...

Thương hiệu gia dụng nổi tiếng từ Cộng hoà Séc tạo làn sóng trên thị trường Việt Nam

  • 144
  • 0
Elmich là một thương hiệu gia dụng cao cấp đến từ Cộng hòa Séc, được thành lập vào năm 1995 tại thành phố Ostrava. Với gần 30 năm phát triển...

Siêu máy tính tương lai sẽ "ngốn điện" ngang với 1 thành phố

  • 143
  • 0
Theo báo cáo của Epoch AI (viện nghiên cứu tại San Francisco, công bố cuối tháng 4/2025), đến năm 2030, các siêu máy tính hàng đầu dùng để huấn...

LG đồng hành cùng Hòa Minzy, Obito và Hứa Kim Tuyền tung ra MV “Nếp Nhà”

  • 99
  • 0
LG Electronics Việt Nam vừa giới thiệu MV “Nếp Nhà” với sự kết hợp của ca sĩ Hòa Minzy, rapper Obito và nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền. Đây là món quà âm...

Lần đầu tiên một đại gia Việt có tài sản hơn 9 tỉ USD, vượt cả chủ tịch Samsung

  • 206
  • 0
Cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup tiếp tục tăng mạnh trong phiên ngày 8-5, góp phần nâng quy mô tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng vượt 9 tỉ...

Đây là cách "xem YouTube" nhanh nhất có thể bạn chưa thử

  • 248
  • 1
Mô hình Gemini 2.5 Flash có thể tóm tắt nội dung video dài trên YouTube, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và nắm bắt thông tin nhanh chóng...

Sạc siêu nhanh xe điện: sự tiện lợi phải trả giá bằng tuổi thọ pin

  • 181
  • 0
Năm 2025 được ca ngợi là "năm bùng nổ sạc siêu nhanh" đối với xe điện. Mặc dù sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ sạc nhanh và sạc siêu nhanh đã...

Cách phục hồi ảnh cũ bằng AI miễn phí nhanh gọn, ai cũng làm được

  • 236
  • 0
Phục hồi ảnh cũ bằng AI miễn phí là giải pháp lý tưởng cho những ai muốn tái hiện lại hình ảnh xưa mà không cần biết quá nhiều về Photoshop hay kỹ...

Samsung công bố hàng loạt TV Neo QLED 8K đến QLED 4K vừa đạt chuẩn chấm lượng tử đích thực từ tổ chức của Đức

  • 134
  • 0
Samsung vừa thông báo rằng dòng TV QLED mới nhất của hãng đã nhận được chứng nhận ‘Màn hình Chấm lượng tử Đích thực’ (Real Quantum Dot Display) từ...

Sếp Apple dự đoán "ngày tàn" của iPhone chỉ trong 10 năm tới: Lý do từ kẻ mà "ai cũng biết là ai"

  • 1,237
  • 0
Phó chủ tịch cấp cao phụ trách mảng dịch vụ của Apple, ông Eddy Cue, vừa đưa ra một nhận định gây sửng sốt về tương lai của chính sản phẩm chủ lực...
Back
Top