Template errors

  • Template public:thread_view: [E_USER_WARNING] Accessed unknown getter 'fact' on XF:Thread[32628] (src/XF/Mvc/Entity/Entity.php:224)

Doanh nghiệp Việt mong chờ Trung Quốc nới lỏng chính sách Zero COVID

Q
quoccuongp09
Phản hồi: 0
Chính sách Zero Covid đang là tâm điểm của các nước có quan hệ giao thương với Trung Quốc. Cả thế giới đều mong quốc gia tỷ dân sớm khôi phục sản xuất, nới lỏng các biện pháp phòng ngừa để nhịp sống kinh tế sớm trở lại. Trong đó, Việt Nam cũng đang rất hy vọng những tín hiệu tích cực.
Trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ ngoại thương, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất. Thị trường Trung Quốc có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với 132,38 tỷ USD, chiếm trên 23,7% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2022; cao hơn khá xa so với các thị trường lớn thứ 2 trở xuống (Mỹ 96,32 tỷ USD, Hàn Quốc 66,8 tỷ USD, Nhật Bản 35,69 tỷ USD...).
Vì vậy, Trung Quốc nới lỏng chính sách Zero COVID sau 3 năm áp dụng sẽ là điểm các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam tính đến.

Một "nút thắt" chờ gỡ...

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam (chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu). Việc áp dụng chính sách Zero COVID của Trung Quốc đã khiến ngành rau quả trong nước gặp khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này.
Doanh nghiệp Việt mong chờ Trung Quốc nới lỏng chính sách Zero COVID
“Tất cả hàng hóa đi vào các cửa khẩu của Trung Quốc đều phải kiểm tra COVID-19; cụ thể từ sản phẩm, bao bì, container, lái xe… đều phải lấy mẫu và kiểm tra. Nếu có dấu vết của COVID-19 thì sẽ hủy hàng, thậm chí đóng cửa khẩu một thời gian”, ông Nguyên cho biết một trở ngại trong giao thương thời gian qua.
Trước đây, thời gian thông quan hàng hóa sang Trung Quốc nhiều nhất cũng chỉ một tuần, nhưng khi áp dụng chính sách Zero COVID có khi mất cả tháng. Doanh nghiệp không những tốn chi phí về nhân công, xăng dầu, thời gian mà thậm chí hàng hóa hư hỏng, gây tổn thất nặng nề.
Từ tháng 6/2022 trở lại đây, Trung Quốc cũng đã nới lỏng kiểm soát hơn, nhưng vẫn kiểm tra COVID-19, làm cho việc thông quan hàng hóa vẫn diễn ra chậm chạp.
“Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm 35% so với cùng kỳ. Dù xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật có tăng, nhưng vẫn không thể bù với thị trường của Trung Quốc, khiến kim ngạch rau quả giảm 12% so với cùng kỳ”, ông Nguyên nêu rõ.
Không chỉ ảnh hưởng về xuất khẩu, tác động của chính sách phòng chống dịch cũng làm gián đoạn chuỗi cung ứng nguồn nguyên phụ liệu sang Việt Nam.
Theo ông Phí Ngọc Trịnh, Tổng Giám đốc Công ty May Hồ Gươm, khi Trung Quốc tiến hành phong tỏa trên diện rộng, nhiều nhà máy của phải đóng cửa vì không có người lao động để sản xuất, trong khi ngành dệt may trong nước lại chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc.
“Kể cả các doanh nghiệp Trung Quốc có nguồn nguyên phụ liệu để giao hàng, trong quá trình vận chuyển cũng gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài làm chậm tiến độ giao hàng, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất theo cam kết hợp đồng đã ký”, ông Trịnh cho biết.

Bắt đầu kỳ vọng?

Những ngày đầu tháng 12/2022, nhiều thành phố của Trung Quốc đã tuyên bố nới lỏng các biện pháp hạn chế chống dịch COVID-19 ở mức độ khác nhau, tùy điều kiện từng địa phương.
Doanh nghiệp Việt mong chờ Trung Quốc nới lỏng chính sách Zero COVID
Nhiều nước châu Á đều đã giảm bớt các biện pháp phòng chống cực đoan COVID-19 như Nhật Bản, Hàn Quốc, song Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì chính sách nghiêm ngặt
Đây được coi là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Trung Quốc nhằm tối ưu hóa hơn nữa các biện pháp ứng phó với dịch COVID-19 để dần khôi phục các hoạt động kinh tế và xã hội.
Đánh giá về tín hiệu tích cực này, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nếu Trung Quốc nới chính sách kiểm soát dịch và mở cửa các cửa khẩu thời gian tới, thì kim ngạch rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc năm tới có thể tăng 20 -30% so với năm 2022.
Phân tích cụ thể, theo ông Nguyên, năm 2022, Trung Quốc gặp đợt hạn hán rất nghiêm trọng, sông ngòi bị khô hạn, làm một số cây trồng cạnh tranh với Việt Nam như thanh long, chuối, xoài… bị thu hẹp diện tích từ 20-30%.
“Với nhu cầu tiêu thụ cao, Trung Quốc buộc phải nhập khẩu mạnh từ Việt Nam. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam có thể đạt 4 tỷ USD một cách dễ dàng. Nếu Trung Quốc bỏ Zero COVID thì ngành rau quả tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa”, ông Nguyên kỳ vọng.
Còn theo ông Phí Ngọc Trịnh, hiện doanh nghiệp vẫn phải nhập nguyên phụ liệu từ phía Trung Quốc chuyển về. Trong khi chờ hàng về, doanh nghiệp phải tự cân đối nguồn nguyên liệu giữa các nhà máy với nhau. Tuy nhiên, việc Trung Quốc nới kiểm soát dịch và tiến tới có thể bỏ hẳn thì việc nhập các nguyên phụ liệu dễ dàng hơn và thời gian ngắn hơn rất nhiều.
“Khi Trung Quốc nới lỏng kiểm soát dịch, đồng nghĩa với việc hàng hóa nguyên phụ liệu dễ dàng thông quan hơn. Chúng tôi sẽ có nguồn nguyên liệu nhanh chóng để đáp ứng các đơn hàng đã kí kết, cùng với tiết kiệm được chi phí vận chuyển, thời gian chờ đợi, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm”, ông Trịnh tính toán.

Doanh nghiệp Việt cần đa dạng hóa thị trường

Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, việc nới lỏng chính sách Zero COVID của Trung Quốc cũng là vấn đề mà Việt Nam cần đánh giá và lưu ý.
Về mặt tích cực, ngoài tạo ra sức cầu về đầu tư, tiêu dùng, thương mại, du lịch và giảm bớt hiện tượng đứt gẫy chuỗi cung ứng…, khi Trung Quốc mở cửa cũng sẽ góp phần triển khai tốt hơn Hiệp định tự do mà cả Việt Nam và Trung Quốc tham gia như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Tuy vậy, nhìn lại quãng thời gian 3 năm Trung Quốc áp dụng chính sách Zero COVID đã khiến nhiều hàng nông sản bị ùn tắc lớn ở các cửa khẩu gây thiệt hại lớn cho người nông dân và doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nên đa dạng hóa các thị trường xuất, nhập khẩu để tránh đứt gẫy nguồn cung, cũng như đẩy mạnh được xuất khẩu.
“Trước mắt, các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng triệt để các hiệp định thương mại đã ký kết với các thị trường khác trên thế giới để đẩy mạnh xuất, nhập khẩu tránh lệ thuộc vào một thị trường duy nhất. Từ đó mới cân bằng được cán cân thương mại tiến tới phát triển kinh tế một cách bền vững”, ông Lực nêu rõ.
Về mặt tiêu cực, khi Trung Quốc mở cửa, hàng hòa từ Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục cạnh tranh với hàng của Việt Nam do nhiều mặt hàng xuất khẩu tương đồng.
“Doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng vào chất lượng sản phẩm, cạnh tranh không phải bằng cách giảm giá. Nếu hàng Trung Quốc hiện nay cạnh tranh bằng giá rẻ và đại chúng thì hàng Việt Nam có thể cạnh tranh bằng chất lượng tốt hơn, phù hợp hơn với người Việt Nam và đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu hàng hoá khắt khe của các quốc gia khác”, ông Lực lưu ý.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Điểm danh 6 tính năng phổ biến nhất của máy lọc không khí hiện nay, ai chuẩn bị mua cần chú ý

  • 121
  • 0
1. Công nghệ lọc không khí HEPA – Chuẩn mực vàng trong lọc bụi mịn HEPA (High-Efficiency Particulate Air) là công nghệ lọc không khí tiên tiến, có...

Không khí tại các thành phố lớn ô nhiễm nặng nề, đây là loại thiết bị được quan tâm nhiều nhất lúc này

  • 145
  • 0
Hiện nay, máy lọc không khí đang được ngày càng nhiều gia đình sử dụng bởi tính năng lọc sạch không khí tuyệt vời, làm thoáng đãng không gian đặc...

Thương hiệu gia dụng nổi tiếng từ Cộng hoà Séc tạo làn sóng trên thị trường Việt Nam

  • 144
  • 0
Elmich là một thương hiệu gia dụng cao cấp đến từ Cộng hòa Séc, được thành lập vào năm 1995 tại thành phố Ostrava. Với gần 30 năm phát triển...

Siêu máy tính tương lai sẽ "ngốn điện" ngang với 1 thành phố

  • 143
  • 0
Theo báo cáo của Epoch AI (viện nghiên cứu tại San Francisco, công bố cuối tháng 4/2025), đến năm 2030, các siêu máy tính hàng đầu dùng để huấn...

LG đồng hành cùng Hòa Minzy, Obito và Hứa Kim Tuyền tung ra MV “Nếp Nhà”

  • 99
  • 0
LG Electronics Việt Nam vừa giới thiệu MV “Nếp Nhà” với sự kết hợp của ca sĩ Hòa Minzy, rapper Obito và nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền. Đây là món quà âm...

Lần đầu tiên một đại gia Việt có tài sản hơn 9 tỉ USD, vượt cả chủ tịch Samsung

  • 206
  • 0
Cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup tiếp tục tăng mạnh trong phiên ngày 8-5, góp phần nâng quy mô tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng vượt 9 tỉ...

Đây là cách "xem YouTube" nhanh nhất có thể bạn chưa thử

  • 248
  • 1
Mô hình Gemini 2.5 Flash có thể tóm tắt nội dung video dài trên YouTube, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và nắm bắt thông tin nhanh chóng...

Sạc siêu nhanh xe điện: sự tiện lợi phải trả giá bằng tuổi thọ pin

  • 181
  • 0
Năm 2025 được ca ngợi là "năm bùng nổ sạc siêu nhanh" đối với xe điện. Mặc dù sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ sạc nhanh và sạc siêu nhanh đã...

Cách phục hồi ảnh cũ bằng AI miễn phí nhanh gọn, ai cũng làm được

  • 236
  • 0
Phục hồi ảnh cũ bằng AI miễn phí là giải pháp lý tưởng cho những ai muốn tái hiện lại hình ảnh xưa mà không cần biết quá nhiều về Photoshop hay kỹ...

Samsung công bố hàng loạt TV Neo QLED 8K đến QLED 4K vừa đạt chuẩn chấm lượng tử đích thực từ tổ chức của Đức

  • 134
  • 0
Samsung vừa thông báo rằng dòng TV QLED mới nhất của hãng đã nhận được chứng nhận ‘Màn hình Chấm lượng tử Đích thực’ (Real Quantum Dot Display) từ...
Back
Top