VNR Content
Pearl
Theo báo VnExpress đưa tin, dự thảo Luật Căn cước (sửa đổi) đã được Quốc hội thảo luận vào ngày 25/10 và dự kiến sẽ được biểu quyết để thông qua vào ngày 27/11. Sửa đổi này có một số điểm quan trọng:
- Đổi tên thành "Căn cước" để phù hợp với tên gọi của các loại thẻ nhận dạng thông tin công dân trên thế giới.
- "Quê quán" trên căn cước sẽ đổi thành "nơi đăng ký khai sinh/nơi sinh" để tăng tính chính xác.
- Đổi "nơi thường trú" thành "nơi cư trú" để bảo vệ quyền lợi của những người chỉ có nơi tạm trú hoặc không có nơi thường trú.
- Cấp thẻ căn cước cho công Nhân dân Việt Nam và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam, mở rộng đối tượng.
- Thông tin như vân tay và đặc điểm nhận dạng sẽ không được in lên thẻ, mà sẽ được thu thập vào cơ sở dữ liệu. Thẻ căn cước sẽ có 13 trường thông tin và số căn cước công dân sẽ đổi thành mã số định danh cá nhân.
- Thẻ căn cước điện tử sẽ được giới thiệu, cho phép công dân sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch khác.
- Đề xuất cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi, bao gồm cả nhóm dưới 6 tuổi. Trẻ dưới 6 tuổi sẽ cấp thẻ khi đăng ký khai sinh và không thu thập đặc điểm nhận dạng. Người từ 6 tuổi trở lên phải đưa ảnh khuôn mặt khi làm thủ tục cấp căn cước.
- Thẻ căn cước công dân cấp trước ngày Luật Căn cước có hiệu lực sẽ được sử dụng bình thường cho đến hết thời hạn. Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng sẽ giữ giá trị đến hết ngày 31/12/2024.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: