Nước ta từng có 31 tỉnh, đó là những tỉnh nào?

Nguyễn Hoàng
Nguyễn Hoàng
Phản hồi: 0

Nguyễn Hoàng

Intern Writer
Theo GS.TS. Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, thời Minh Mạng nước ta chỉ có 31 tỉnh.
Chủ trương sáp nhập các tỉnh đang nhận được sự hưởng ứng, quan tâm rất lớn của dư luận.

Câu chuyện được người dân bàn luận, trao đổi rôm rả đều xoay quanh việc: Việt Nam hiện nay nên có bao nhiêu tỉnh, thành? Những tỉnh nào có thể sẽ sáp nhập với nhau? Nếu sáp nhập các tỉnh liền kề với nhau thì tên gọi tỉnh mới là gì, có trở lại những tên gọi từng thân thuộc trước đây như Vĩnh Phú, Hà Nam Ninh, Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn,...?

Trao đổi với phóng viên Dân trí, GS.TS. Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (ĐH Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, khẳng định lịch sử nước ta đã trải qua rất nhiều lần sắp xếp, sắp đặt lại các đơn vị hành chính.

1741773272382.png

GS.TS Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (ĐH Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (Ảnh: Hồng Hạnh).

"Nhân dân quan tâm tới chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước như vậy là lẽ bình thường. Nó thể hiện nhân dân quan tâm tới đời sống chính trị của đất nước. Đó là dấu hiệu tốt, bởi sự thay đổi ấy tác động tới cuộc sống nhiều mặt của con người", ông Giang cho hay.

Với 63 tỉnh, thành hiện nay, Việt Nam có những đơn vị hành chính tương đối nhỏ về diện tích và dân số.

"Không chỉ nhiều đơn vị hành chính, điều ai cũng trông thấy là nhiều tỉnh thành thì sẽ có nhiều bộ máy hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và tất yếu dẫn tới số công chức ăn lương đông, vô cùng nhiều, ngốn ngân sách rất lớn, thống kê tới 70% ngân sách để chi trả lương cho cán bộ - không chỉ trên thế giới mà ngay trong lịch sử nước ta từ xưa tới nay cũng chưa có chuyện như thế", Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam nhấn mạnh.
Ông Giang nhận định, với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay, Chính phủ điện tử ngày càng phổ biến sâu rộng, không cần thiết phải duy trì quá nhiều đơn vị hành chính.

1741773292704.png

Bản đồ hành chính Việt Nam với 63 tỉnh thành hiện nay (Ảnh: Mai Sơn).

Cấp trung gian (cấp huyện) quá nhiều dẫn tới tệ quan liêu, bộ máy cồng kềnh, trụ sở hoành tráng, trong khi cũng không giải quyết quá nhiều việc cho người dân.

"Có lần nói chuyện với một lãnh đạo cao cấp, tôi đã nói về thời Minh Mạng nước ta chỉ có 31 tỉnh thôi. Hiện nay nước ta bị chia cắt quá, tỉnh ít dân, tỉnh ít đất, lắt nhắt, khó phát triển", ông Giang nêu quan điểm.

Cụ thể, từ cuối năm 1831, vua Minh Mạng cho bỏ các dinh, trấn và thành lập các tỉnh. Vào năm 1832, cả nước có 31 tỉnh.

Trong đó, Bắc Kỳ (cách gọi Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ có từ năm 1834) có 13 tỉnh: Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên.

Trung Kỳ gồm 11 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận và phủ Thừa Thiên.

Nam Kỳ có 6 tỉnh là Phiên An (năm 1836 đổi tên thành Gia Định), Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Nhiều ý kiến cho rằng đây là thời điểm thành lập các tỉnh ở Việt Nam. Tới năm 1976, Việt Nam có 38 tỉnh, thành và những năm sau đó liên tục chia tách, sáp nhập các tỉnh đến khi có 63 tỉnh, thành vào năm 2004.

Trước những thảo luận về Việt Nam nên có bao nhiêu tỉnh, thành, GS.TS. Vũ Minh Giang cho rằng "không thể nói tùy tiện" bởi các cơ quan, người có trách nhiệm hiện nay có đủ chuyên môn, nghiên cứu khoa học và tham vấn ý kiến chuyên gia để đưa ra phương án cuối cùng phù hợp nhất.
"Gia cố tổ chức bộ máy là yêu cầu tiên quyết để đất nước phát triển nhanh hơn nữa. Và tôi tin nhân dân cũng rất ủng hộ chủ trương hiện nay", GS.TS. Vũ Minh Giang tin tưởng.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nói rằng, năm 1976 nước ta chỉ có 38 tỉnh thành, sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển.

Việc đặt tên các tỉnh sau sáp nhập tới đây, theo ông Dĩnh, phải theo điều kiện hiện nay, bởi có nơi có thể nghiên cứu trở lại tên gọi như trước do phù hợp nhưng có chỗ không thể.

"Mỗi giai đoạn có những yêu cầu khác nhau, trải qua quá trình lịch sử phát triển khác nhau nên không thể trở về tỉnh cũ, tên gọi cũ. Phải nghiên cứu cụ thể, theo từng khu vực một liền kề nhau ở biên giới, miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển có nhiều nét tương đồng về địa lý, khí hậu, phong tục tập quán, truyền thống", ông Dĩnh cho hay.

Theo quy định hiện hành, đối với các tỉnh, quy mô dân số tối thiểu phải là 900.000 người trở lên (đối với tỉnh miền núi, vùng cao) và từ 1,4 triệu người trở lên (với các tỉnh, thành còn lại).

Về diện tích, tiêu chuẩn đối với các tỉnh tối thiểu là từ 5.000km² trở lên. Các tỉnh miền núi, vùng cao tiêu chuẩn diện tích là 8.000km².

Tiêu chuẩn về số đơn vị cấp huyện trực thuộc của đơn vị hành chính cấp tỉnh tối thiểu là 9 đơn vị trở lên.

Thống kê cho thấy hiện nay có hàng chục địa phương trên cả nước thiếu 1-2, thậm chí cả 3 tiêu chí về diện tích, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện như trên.

Định hướng về đề án sáp nhập tỉnh, mới đây Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho rằng ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành.

Bên cạnh đó phải tính đến việc mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu trình đề án ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 7/4.

1741773223098.png

Theo Dân Trí: https://dantri.com.vn/xa-hoi/thoi-m...co-31-tinh-20250310082451402.htm#&gid=1&pid=4
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Bị coi là quốc gia kém phát triển, Triều Tiên lấy đâu ra tiền phát triển vũ khí khiến phương Tây e ngại?

  • 238
  • 0
Bất chấp việc được biết đến là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á, Triều Tiên trong những năm gần đây lại liên tục khiến thế giới kinh...

Điểm danh 6 tính năng phổ biến nhất của máy lọc không khí hiện nay, ai chuẩn bị mua cần chú ý

  • 122
  • 0
1. Công nghệ lọc không khí HEPA – Chuẩn mực vàng trong lọc bụi mịn HEPA (High-Efficiency Particulate Air) là công nghệ lọc không khí tiên tiến, có...

Không khí tại các thành phố lớn ô nhiễm nặng nề, đây là loại thiết bị được quan tâm nhiều nhất lúc này

  • 146
  • 0
Hiện nay, máy lọc không khí đang được ngày càng nhiều gia đình sử dụng bởi tính năng lọc sạch không khí tuyệt vời, làm thoáng đãng không gian đặc...

Thương hiệu gia dụng nổi tiếng từ Cộng hoà Séc tạo làn sóng trên thị trường Việt Nam

  • 145
  • 0
Elmich là một thương hiệu gia dụng cao cấp đến từ Cộng hòa Séc, được thành lập vào năm 1995 tại thành phố Ostrava. Với gần 30 năm phát triển...

Siêu máy tính tương lai sẽ "ngốn điện" ngang với 1 thành phố

  • 144
  • 0
Theo báo cáo của Epoch AI (viện nghiên cứu tại San Francisco, công bố cuối tháng 4/2025), đến năm 2030, các siêu máy tính hàng đầu dùng để huấn...

LG đồng hành cùng Hòa Minzy, Obito và Hứa Kim Tuyền tung ra MV “Nếp Nhà”

  • 99
  • 0
LG Electronics Việt Nam vừa giới thiệu MV “Nếp Nhà” với sự kết hợp của ca sĩ Hòa Minzy, rapper Obito và nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền. Đây là món quà âm...

Lần đầu tiên một đại gia Việt có tài sản hơn 9 tỉ USD, vượt cả chủ tịch Samsung

  • 206
  • 0
Cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup tiếp tục tăng mạnh trong phiên ngày 8-5, góp phần nâng quy mô tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng vượt 9 tỉ...

Đây là cách "xem YouTube" nhanh nhất có thể bạn chưa thử

  • 248
  • 1
Mô hình Gemini 2.5 Flash có thể tóm tắt nội dung video dài trên YouTube, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và nắm bắt thông tin nhanh chóng...

Sạc siêu nhanh xe điện: sự tiện lợi phải trả giá bằng tuổi thọ pin

  • 181
  • 0
Năm 2025 được ca ngợi là "năm bùng nổ sạc siêu nhanh" đối với xe điện. Mặc dù sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ sạc nhanh và sạc siêu nhanh đã...

Cách phục hồi ảnh cũ bằng AI miễn phí nhanh gọn, ai cũng làm được

  • 236
  • 0
Phục hồi ảnh cũ bằng AI miễn phí là giải pháp lý tưởng cho những ai muốn tái hiện lại hình ảnh xưa mà không cần biết quá nhiều về Photoshop hay kỹ...
Back
Top