VNR Content
Pearl
Giá xăng, dầu trong nước ngày 21/7 dự kiến sẽ có mức giảm mạnh sau lần thứ 2 sau khoảng thời gian tăng giá liên tục. Mức giảm dự kiến của mặt hàng xăng vào khoảng từ 2.500-3.000 đồng/lít song còn tùy thuộc vào việc trích lập, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu. Vậy những lý do nào khiến giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh?
Dữ liệu Bộ Công Thương cập nhật đến ngày 15/7, giá xăng RON92 tại thị trường Singapore là 108,26 USD/thùng, xăng RON95 là 112,9 USD/thùng, dầu diesel là 134,23 USD/thùng… Mức giá này giảm mạnh so với thời điểm trước kỳ điều hành ngày 11/7.
Đầu ngày 20/7, trên Trading Economics cho thấy giá dầu Brent giao dịch mức 107,07 USD/thùng, tăng nhẹ 0,7% so với cùng thời điểm hôm qua. Tuy nhiên, nếu tính cả tuần, giá dầu Brent có xu hướng giảm do ảnh hưởng nguy cơ suy thoái kinh tế, cầu giảm khi lãi suất tăng và việc Trung Quốc tiếp tục phong tỏa nhiều thành phố do COVID-19.
Nhờ giá xăng, dầu trên thế giới hạ nhiệt, nên giá nhiên liệu trong nước cũng vì thế sẽ giảm nhiệt theo.
Lý do thứ hai ảnh hưởng giảm giá xăng, sẽ do quỹ Bình ổn giá (BOG). Cụ thể, nếu Liên bộ Công Thương – Tài chính không trích lập quỹ Bình ổn giá (BOG), giá xăng trong nước có thể giảm về mức 26.000 - 27.000 đồng/lít. Trường hợp trích quỹ BOG, giá xăng dầu bán lẻ sẽ giảm ít hơn.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện tại, nhà điều hành không nên trích lập quỹ BOG ở mức cao. Người dân và doanh nghiệp đang cần được hỗ trợ để ổn định cuộc sống, phát triển kinh doanh sau chuỗi ngày khó khăn vì COVID-19.
Tuy nhiên, do quỹ bình ổn vẫn âm nên dự báo cơ quan chức năng sẽ tiếp tục trích lập quỹ bình ổn để có dư địa điều hành giá xăng dầu các kỳ tới. Như ở kỳ điều hành ngày 11/7, liên bộ đã trích gần 1.000 đồng/lít khiến giá xăng không thể giảm sâu tới hơn 4.000 đồng. Đây là mức trích lập cao kỷ lục.
1. Giá xăng, dầu quốc tế hạ nhiệt
Đầu ngày 20/7, trên Trading Economics cho thấy giá dầu Brent giao dịch mức 107,07 USD/thùng, tăng nhẹ 0,7% so với cùng thời điểm hôm qua. Tuy nhiên, nếu tính cả tuần, giá dầu Brent có xu hướng giảm do ảnh hưởng nguy cơ suy thoái kinh tế, cầu giảm khi lãi suất tăng và việc Trung Quốc tiếp tục phong tỏa nhiều thành phố do COVID-19.
Nhờ giá xăng, dầu trên thế giới hạ nhiệt, nên giá nhiên liệu trong nước cũng vì thế sẽ giảm nhiệt theo.
2. Quỹ Bình ổn giá
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện tại, nhà điều hành không nên trích lập quỹ BOG ở mức cao. Người dân và doanh nghiệp đang cần được hỗ trợ để ổn định cuộc sống, phát triển kinh doanh sau chuỗi ngày khó khăn vì COVID-19.
Tuy nhiên, do quỹ bình ổn vẫn âm nên dự báo cơ quan chức năng sẽ tiếp tục trích lập quỹ bình ổn để có dư địa điều hành giá xăng dầu các kỳ tới. Như ở kỳ điều hành ngày 11/7, liên bộ đã trích gần 1.000 đồng/lít khiến giá xăng không thể giảm sâu tới hơn 4.000 đồng. Đây là mức trích lập cao kỷ lục.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: