Kiểm tra thuyết tương đối rộng của Albert Einstein, liệu đó có phải "chân lý cơ bản của vũ trụ" ?

T
thuha19051234
Phản hồi: 0
Các nhà khoa học đã gửi một vệ tinh lên vũ trụ để kiểm tra nguyên lý tương đương của Einstein với độ chính xác cực cao. Nguyên lý này là một phần không thể thiếu trong thuyết tương đối rộng của ông, vì vậy những kết quả thử nghiệm này hỗ trợ thêm cho hiểu biết về cốt lõi vũ trụ của loài người.

Thuyết tương đối rộng đến hiện tại vẫn gây tranh cãi

Albert Einstein tuyên bố rằng Isaac Newton đã sai về lực hấp dẫn. Ông nói rằng đó không phải là một thế lực bí ẩn từ Trái Đất. Thay vào đó, Einstein tưởng tượng rằng không gian và thời gian bị xoắn trong một lưới liên chiều, các dây buộc của lưới này giống như những chiếc kẹp giấy chưa được buộc, hoàn toàn có thể uốn cong hoặc đóng khung. Ông tin rằng chỉ vì con người tồn tại bên trong loại lưới vô hình này mà cơ thể phải có một lực giữ chúng ta lại trên mặt đất. Đó gọi đó là lực hấp dẫn.
Khái niệm khó hiểu này được gọi là thuyết tương đối rộng, còn các đồng nghiệp của ông cho rằng nó là "hoàn toàn không thực tế và vô lý". Mặc dù vấp phải nhiều phản đối dữ dội, ý tưởng của Einstein vẫn tồn tại. Tiền đề của nó vẫn đúng trên quy mô nhỏ nhất đến tầm vĩ mô theo một cách không lý giải nổi. Các nhà khoa học hiện đại từng cố phát hiện ra những lỗ hổng hết lần này đến lần khác để bác bỏ lý thuyết, nhưng thuyết tương đối rộng vẫn luôn chiếm ưu thế.

Thử nghiệm chính xác kiểm chứng lý thuyết của Einstein

Kiểm tra thuyết tương đối rộng của Albert Einstein, liệu đó có phải chân lý cơ bản của vũ trụ ?

Mô tả cách thuyết tương đối của Einstein hình dung ra vũ trụ
Mới đây nhất, nhờ một thí nghiệm đầy tham vọng, các nhà khoa học thông báo một lần nữa, thuyết tương đối rộng đã tự chứng minh nó là chân lý cơ bản của vũ trụ. Nhóm các nhà nghiên cứu đã tiến hành "phép thử chính xác nhất" của một trong những khía cạnh quan trọng của thuyết tương đối rộng.
Nó được đặt tên là nguyên lý tương đương, với một sứ mệnh của vệ tinh
Microscope.

Nguyên lý tương đương là gì?

Đây thực sự là một nguyên tắc kỳ lạ. Nó nói rằng tất cả vật thể trong trường hấp dẫn phải rơi theo cùng một cách khi không có lực nào khác tác động lên chúng (chẳng hạn như gió, tác động lực). Từ một chiếc lông chim, một cây đàn piano, một quả bóng rổ, cả bạn và tôi.... Nếu theo nguyên lý này, đều phải rơi theo cùng một cách.
Dự án The Microscope đã gửi một vệ tinh vào quỹ đạo Trái Đất có chứa hai vật thể: hợp kim bạch kim và hợp kim titan. Việc lựa chọn chúng dựa trên những cân nhắc về công nghệ, chẳng hạn xem xét vật liệu có dễ dàng và khả thi để tạo ra trong phòng thí nghiệm hay không.

Kiểm tra thuyết tương đối rộng của Albert Einstein, liệu đó có phải chân lý cơ bản của vũ trụ ?
Viên nang được sử dụng trong dự án
Nhưng quan trọng nhất để hiểu được nguyên lý tương đương (WEP), là phải đưa những hợp kim này vào quỹ đạo Trái đất rồi quan sát. Vì những thứ ở đó tồn tại trong trường hấp dẫn của Trái Đất mà không có bất kỳ lực nào khác tác động lên. Ngoài ra, chúng còn hoàn hảo cho các tiêu chí thử nghiệm. Khi vệ tinh ở trong không gian, các nhà nghiên cứu bắt đầu những phép thử trong nhiều năm, xem liệu bit bạch kim và bit titan có rơi theo cách giống như khi chúng quay quanh Trái đất hay không.
Rodrigues nói rằng đây là một sứ mệnh chưa từng có, chưa từng đạt đến độ chính xác như vậy trước đây. Họ là những người tiên phong.
Kết quả của thí nghiệm cho thấy, gia tốc rơi của một hợp kim khác với hợp kim kia không quá một phần trong 10 mũ 15. Bất kì sự khác biệt nào vượt ngoài số lượng này có nghĩa WEP bị vi phạm bởi hiểu biết hiện tại về lý thuyết của Einstein.
Trong tương lai, nhóm cho biết sẽ thực hiện nhiệm vụ tiếp theo tên là The Microscope 2, kiểm tra nguyên lý tương đương yếu hơn 100 lần.



Điều đó ý nghĩa gì với nhân loại?

Tính vững chắc của thuyết tương đối rộng là một vấn đề. Nó là một bản thiết kế để hiểu vũ trụ, nhưng không phải là duy nhất. Ngoài ra, sẽ cần có những cấu trúc giống như mô hình tiêu chuẩn của vật lý hạt, giải thích cách thức hoạt động của những thứ như nguyên tử và boson, cơ học lượng tử, giải thích những thứ như điện từ học và sự không chắc chắn của sự tồn tại.
Và có những điều đang ngăn cản khoa học tạo ra một câu chuyện thống nhất về vũ trụ vật chất. Chẳng hạn mô hình chuẩn không thể giải thích được lực hấp dẫn, thuyết tương đối rộng không xem xét được hết các hiện tượng lượng tử. Nó giống như một trận chiến lớn để hình thành lý thuyết cuối cùng cho nhân loại.

Kiểm tra thuyết tương đối rộng của Albert Einstein, liệu đó có phải chân lý cơ bản của vũ trụ ?
Nhóm dự án The Microscope và thiết bị của mình
Một số lý thuyết thì mong đợi sự kết hợp giữa lực hấp dẫn và một số thông số điện từ. Nhưng sự kết hợp này không tồn tại trong lý thuyết của Einstein, đó là lý do tại sao WEP tồn tại.

>>>Là hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời, chỉ 1 chút thay đổi trong quỹ đạo quay của sao Mộc cũng ảnh hưởng tới sự sống trên Trái Đất

Nguồn CNET
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Không khí tại các thành phố lớn ô nhiễm nặng nề, đây là loại thiết bị được quan tâm nhiều nhất lúc này

  • 145
  • 0
Hiện nay, máy lọc không khí đang được ngày càng nhiều gia đình sử dụng bởi tính năng lọc sạch không khí tuyệt vời, làm thoáng đãng không gian đặc...

Thương hiệu gia dụng nổi tiếng từ Cộng hoà Séc tạo làn sóng trên thị trường Việt Nam

  • 144
  • 0
Elmich là một thương hiệu gia dụng cao cấp đến từ Cộng hòa Séc, được thành lập vào năm 1995 tại thành phố Ostrava. Với gần 30 năm phát triển...

Siêu máy tính tương lai sẽ "ngốn điện" ngang với 1 thành phố

  • 143
  • 0
Theo báo cáo của Epoch AI (viện nghiên cứu tại San Francisco, công bố cuối tháng 4/2025), đến năm 2030, các siêu máy tính hàng đầu dùng để huấn...

LG đồng hành cùng Hòa Minzy, Obito và Hứa Kim Tuyền tung ra MV “Nếp Nhà”

  • 99
  • 0
LG Electronics Việt Nam vừa giới thiệu MV “Nếp Nhà” với sự kết hợp của ca sĩ Hòa Minzy, rapper Obito và nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền. Đây là món quà âm...

Lần đầu tiên một đại gia Việt có tài sản hơn 9 tỉ USD, vượt cả chủ tịch Samsung

  • 206
  • 0
Cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup tiếp tục tăng mạnh trong phiên ngày 8-5, góp phần nâng quy mô tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng vượt 9 tỉ...

Đây là cách "xem YouTube" nhanh nhất có thể bạn chưa thử

  • 248
  • 1
Mô hình Gemini 2.5 Flash có thể tóm tắt nội dung video dài trên YouTube, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và nắm bắt thông tin nhanh chóng...

Sạc siêu nhanh xe điện: sự tiện lợi phải trả giá bằng tuổi thọ pin

  • 181
  • 0
Năm 2025 được ca ngợi là "năm bùng nổ sạc siêu nhanh" đối với xe điện. Mặc dù sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ sạc nhanh và sạc siêu nhanh đã...

Cách phục hồi ảnh cũ bằng AI miễn phí nhanh gọn, ai cũng làm được

  • 236
  • 0
Phục hồi ảnh cũ bằng AI miễn phí là giải pháp lý tưởng cho những ai muốn tái hiện lại hình ảnh xưa mà không cần biết quá nhiều về Photoshop hay kỹ...

Samsung công bố hàng loạt TV Neo QLED 8K đến QLED 4K vừa đạt chuẩn chấm lượng tử đích thực từ tổ chức của Đức

  • 134
  • 0
Samsung vừa thông báo rằng dòng TV QLED mới nhất của hãng đã nhận được chứng nhận ‘Màn hình Chấm lượng tử Đích thực’ (Real Quantum Dot Display) từ...

Sếp Apple dự đoán "ngày tàn" của iPhone chỉ trong 10 năm tới: Lý do từ kẻ mà "ai cũng biết là ai"

  • 1,237
  • 0
Phó chủ tịch cấp cao phụ trách mảng dịch vụ của Apple, ông Eddy Cue, vừa đưa ra một nhận định gây sửng sốt về tương lai của chính sản phẩm chủ lực...
Back
Top