VNR Content
Pearl
Hơn 4,5 triệu xe ô tô buộc phải dán thẻ thu phí không dừng ETC nếu lưu thông trên đường cao tốc. Đến nay đã hơn 70% phương tiện đã dán, lựa chọn một trong hai nhà cung cấp là ePass của Viettel hoặc eTag của VETC.
Những tưởng trong một thị trường cạnh tranh rất ít như vậy hai doanh nghiệp sẽ chia nhau miếng bánh trong hòa bình, nhưng thực tế lại cạnh tranh rất khốc liệt. Viettel tố VETC dán chồng thẻ eTag lên xe đã có thẻ ePass, số lượng lên đến 40.000 thẻ. Trong khi đó, qua kiểm tra, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay hai bên dán chồng lên nhau, và cho đến nay chưa có chế tài xử lý hành vi này, sẽ phải chờ trong một thông tư sắp tới.
Hậu quả của việc dán chồng thẻ như Viettel nói là: lãng phí, tạo xung đột về kỹ thuật, gây lỗi khi xe qua trạm thu phí do không nhận và đọc được đúng thẻ, dẫn tới phản ứng tiêu cực của các chủ xe về hệ thống, chất lượng dịch vụ khi đi qua các trạm ETC.
Việc dán chồng thẻ xét cho cùng ảnh hưởng nhiều nhất đến doanh nghiệp. Còn với người dùng, điều họ thấy bức xúc và vô lý nhất là xe tự dung bị kích hoạt thẻ ETC lúc nào không biết, thẻ không phải chính chủ và đặc biệt là muốn hủy bỏ thẻ khó như lên trời vì yêu cầu đến tận trụ sở để làm thủ tục hủy. Yêu cầu này khác gì đánh đố, vì chủ xe ở khắp nơi trên cả nước, trong khi trụ sở nhà cung cấp dịch vụ ePass thì...
Ý kiến độc giả báo Tuổi trẻ:
Còn đây là phản ánh trên Zingnews:
Trong khi trên trang web chính thức của nhà cung cấp dịch vụ ePass, khách hàng chỉ cần đến điểm dịch vụ ePass (được hiểu là Viettel Store, nơi khách hàng đến dán thẻ ePass).
Bạn có gặp phải trường hợp như vậy không?
Những tưởng trong một thị trường cạnh tranh rất ít như vậy hai doanh nghiệp sẽ chia nhau miếng bánh trong hòa bình, nhưng thực tế lại cạnh tranh rất khốc liệt. Viettel tố VETC dán chồng thẻ eTag lên xe đã có thẻ ePass, số lượng lên đến 40.000 thẻ. Trong khi đó, qua kiểm tra, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay hai bên dán chồng lên nhau, và cho đến nay chưa có chế tài xử lý hành vi này, sẽ phải chờ trong một thông tư sắp tới.
Hậu quả của việc dán chồng thẻ như Viettel nói là: lãng phí, tạo xung đột về kỹ thuật, gây lỗi khi xe qua trạm thu phí do không nhận và đọc được đúng thẻ, dẫn tới phản ứng tiêu cực của các chủ xe về hệ thống, chất lượng dịch vụ khi đi qua các trạm ETC.
Việc dán chồng thẻ xét cho cùng ảnh hưởng nhiều nhất đến doanh nghiệp. Còn với người dùng, điều họ thấy bức xúc và vô lý nhất là xe tự dung bị kích hoạt thẻ ETC lúc nào không biết, thẻ không phải chính chủ và đặc biệt là muốn hủy bỏ thẻ khó như lên trời vì yêu cầu đến tận trụ sở để làm thủ tục hủy. Yêu cầu này khác gì đánh đố, vì chủ xe ở khắp nơi trên cả nước, trong khi trụ sở nhà cung cấp dịch vụ ePass thì...
Còn đây là phản ánh trên Zingnews:
>> Vụ 40.000 xe bị dán chồng thẻ thu phí không dừng: chưa có chế tài để xử phạt hành vi này, hai bên dán chồng lên nhau!
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: