Hơn 30.000 tỷ đồng được tuồn ra nước ngoài như thế nào?

Vũ Nguyễn
Vũ Nguyễn
Phản hồi: 0
13 đối tượng lập hồ sơ tạm nhập tái xuất khống, với sự trợ giúp của nhân viên bộ phận thanh toán quốc tế của ngân hàng.
Vụ tuồn hơn 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài được công an TP.HN phát hiện cuối năm 2020, là một vụ án lớn, được các đối tượng thực hiện trong nhiều năm thủ đoạn tinh vi. Cho đến hôm qua, ngày 11/6/2022, Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 13 bị can về tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới”.
Hơn 30.000 tỷ đồng được tuồn ra nước ngoài như thế nào?
Ảnh minh họa
Theo cáo trạng, năm 2016, Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1985) mua hồ sơ tạm nhập, tái xuất của Phạm Hữu Thuật (Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ XNK Đại Phát và Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh thương mại và XNK Đại Phát) để hợp thức hoá pháp nhân rồi chuyển tiền trái phép ra nước ngoài.
Tiếp đó, Thuật và Nguyệt thỏa thuận, giá từ 30-40 triệu đồng/bộ hồ sơ tạm nhập, tái xuất để chuyển tiền trái phép ra nước ngoài. Sau đó, Nguyệt gửi thông tin công ty nhận tiền, mẫu dấu, chữ ký giám đốc công ty để hoàn thiện hợp đồng tạm nhập hàng hóa là IC điều khiển, làm thủ tục kê khai hải quan.
Thuật và Nguyệt cùng nhau góp tiền mua IC điều khiển của một người Trung Quốc có tên A Vỹ để có hàng hóa làm thủ tục tạm nhập qua cửa khẩu Móng Cái rồi sau đó tái xuất sang Trung Quốc.
Theo đó, A Vỹ chỉ định hàng hoá qua các cửa khẩu để chính đối tượng này nhận lại những kiện hàng rồi chuyển lại cho Thuật.
Cụ thể, Thuật mở 49 tờ khai tạm nhập tái xuất hàng hóa của Công ty Đầu tư kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu Đại Phát với tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu là hơn 52,3 triệu USD, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu là hơn 52,3 triệu USD.
Sau đó, bị can sử dụng công ty này để thanh toán quốc tế 48/49 hợp đồng tại 3 ngân hàng, chuyển số ngoại tệ ra nước ngoài tương ứng số tiền hơn 2.513 tỷ đồng.
Cáo buộc cho rằng, ngoài bán hồ sơ của 2 công ty Đại Phát cho Nguyệt, Thuật còn sử dụng pháp nhân Công ty TNHH MTV thương mại và du lịch XNK BDA do Thuật thành lập (nhờ người đứng tên) để hợp thức hợp đồng tạm nhập, tái xuất là IC điện tử làm hồ sơ thanh toán quốc tế, nhằm chuyển tiền trái phép từ Việt Nam ra nước ngoài.
Trong các phi vụ, Thuật là người chịu trách nhiệm làm thủ tục tái xuất hàng hóa sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh. Mỗi lượt làm thủ tục, Thuật khai được hưởng lợi 10 triệu đồng.
Kết quả điều tra xác định, bằng thủ đoạn và thông qua các công ty trên, Thuật và Nguyệt đã chuyển hơn 3.875 tỷ đồng ra nước ngoài và hưởng lợi 152 triệu đồng.
Ngoài ra, Nguyệt còn bàn với chồng lập 8 công ty nhằm sử dụng pháp nhân của các công ty này lập hồ sơ tạm nhập tái xuất khống để chuyển tiền ra nước ngoài.
Nguyệt và các đồng phạm đã sử dụng các pháp nhân được thành lập ký hợp đồng kinh tế khống mua hàng hóa là IC điện thoại thông minh của các công ty tại Singapore, rồi xuất bán cho các công ty tại Trung Quốc theo hình thức tạm nhập tái xuất để có tờ khai hải quan.
Từ đó, các bị cáo lập hồ sơ chuyển tiền trái phép ra nước ngoài, hưởng lợi 0,1% tổng số tiền trên mỗi giao dịch chuyển tiền. Theo cáo trạng, Tuấn đồng phạm với Nguyệt vận chuyển hơn 6.788 tỷ đồng và hưởng lợi hơn 6,7 tỷ đồng. Để có hàng hóa hợp thức các hợp đồng kinh tế mua hàng hóa tạm nhập, tái xuất, Nguyệt chỉ đạo em ruột là Nguyễn Văn Thắng mua các linh kiện điện tử (IC) từ Trung Quốc. Thắng bị xác định là đồng phạm với Nguyệt vận chuyển hơn 30.498 tỷ đồng ra nước ngoài, hưởng lợi 410 triệu đồng.
Kết luận điều tra xác định, tổng số tiền Nguyệt chuyển trái phép ra nước ngoài là hơn 30. 498 tỷ đồng, thu lời bất chính hơn 30,4 tỷ đồng. Tại cơ quan điều tra, Nguyệt khai số tiền hưởng lợi được chi trả cho hoạt động công ty, mua hàng, vận chuyển hàng hóa và chi tiêu cá nhân hết.
Tạm nhập tái xuất là một hoạt động kinh doanh hợp pháp, được quy định rõ trong các Luật Thương mại, Luật Hải Quan. Tạm nhập tái xuất hiểu một cách nôm na là hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng, được nhập vào Việt Nam một thời gian ngắn hạn (nên gọi là tạm nhập). Hàng hóa này bị nghiêm cấm bán ra thị trường trong nước. Sau đó, nó sẽ được xuất khẩu sang một nước thứ ba.
Vậy tạm nhập tái xuất để làm gì?
Hàng hóa nhiều khi phải tạm nhập tái xuất vì các mục đích khác nhau, theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn; để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài; để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại; mục đích nhân đạo và mục đích khác...
Trong vụ tuồn hơn 30.000 tỷ này, các đối tượng đều nắm rõ để lợi dụng quy định về tạm nhập tái xuất, thậm chí một nhân viên bộ phận thanh toán quốc tế của ngân hàng MB còn tiếp tay thì không khó hiểu khi cả tỷ đô bị tuồn ra nước ngoài trót lọt suốt nhiều năm. Trong vụ án này, cơ quan điều tra đã tách hồ sơ nhân viên ngân hàng MB này đến Cục điều tra hình sự- Bộ Quốc Phòng giải quyết theo thẩm quyền. Đến nay, nhân viên ngân hàng này đã bị khởi tố và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Các bị can trong đường dây chuyển tiền bị truy tố gồm:
Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1985);
Phạm Anh Tuấn (SN 1984);
Nguyễn Văn Thắng (SN 1985);
Nguyễn Thị Nga (SN 1988);
Nguyễn Thị Hà (SN 1979);
Nguyễn Văn Thực (SN 1979),
Nguyễn Thị Thúy (SN 1974);
Nguyễn Minh Khang (SN 1995);
Phạm Việt Hùng (SN 1991), đều trú ở quận Tây Hồ, TP Hà Nội;
Phạm Hữu Thuật (SN 1981, ở Quảng Ninh),
Nguyễn Văn Việt (SN 1998),
Nguyễn Xuân Tươi (SN 1969, đều ở Hải Dương) và
Phạm Hồng Hạo (SN 1967) trú ở Hà Nam.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Bị coi là quốc gia kém phát triển, Triều Tiên lấy đâu ra tiền phát triển vũ khí khiến phương Tây e ngại?

  • 238
  • 0
Bất chấp việc được biết đến là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á, Triều Tiên trong những năm gần đây lại liên tục khiến thế giới kinh...

Điểm danh 6 tính năng phổ biến nhất của máy lọc không khí hiện nay, ai chuẩn bị mua cần chú ý

  • 122
  • 0
1. Công nghệ lọc không khí HEPA – Chuẩn mực vàng trong lọc bụi mịn HEPA (High-Efficiency Particulate Air) là công nghệ lọc không khí tiên tiến, có...

Không khí tại các thành phố lớn ô nhiễm nặng nề, đây là loại thiết bị được quan tâm nhiều nhất lúc này

  • 146
  • 0
Hiện nay, máy lọc không khí đang được ngày càng nhiều gia đình sử dụng bởi tính năng lọc sạch không khí tuyệt vời, làm thoáng đãng không gian đặc...

Thương hiệu gia dụng nổi tiếng từ Cộng hoà Séc tạo làn sóng trên thị trường Việt Nam

  • 145
  • 0
Elmich là một thương hiệu gia dụng cao cấp đến từ Cộng hòa Séc, được thành lập vào năm 1995 tại thành phố Ostrava. Với gần 30 năm phát triển...

Siêu máy tính tương lai sẽ "ngốn điện" ngang với 1 thành phố

  • 144
  • 0
Theo báo cáo của Epoch AI (viện nghiên cứu tại San Francisco, công bố cuối tháng 4/2025), đến năm 2030, các siêu máy tính hàng đầu dùng để huấn...

LG đồng hành cùng Hòa Minzy, Obito và Hứa Kim Tuyền tung ra MV “Nếp Nhà”

  • 99
  • 0
LG Electronics Việt Nam vừa giới thiệu MV “Nếp Nhà” với sự kết hợp của ca sĩ Hòa Minzy, rapper Obito và nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền. Đây là món quà âm...

Lần đầu tiên một đại gia Việt có tài sản hơn 9 tỉ USD, vượt cả chủ tịch Samsung

  • 206
  • 0
Cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup tiếp tục tăng mạnh trong phiên ngày 8-5, góp phần nâng quy mô tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng vượt 9 tỉ...

Đây là cách "xem YouTube" nhanh nhất có thể bạn chưa thử

  • 248
  • 1
Mô hình Gemini 2.5 Flash có thể tóm tắt nội dung video dài trên YouTube, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và nắm bắt thông tin nhanh chóng...

Sạc siêu nhanh xe điện: sự tiện lợi phải trả giá bằng tuổi thọ pin

  • 181
  • 0
Năm 2025 được ca ngợi là "năm bùng nổ sạc siêu nhanh" đối với xe điện. Mặc dù sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ sạc nhanh và sạc siêu nhanh đã...

Cách phục hồi ảnh cũ bằng AI miễn phí nhanh gọn, ai cũng làm được

  • 236
  • 0
Phục hồi ảnh cũ bằng AI miễn phí là giải pháp lý tưởng cho những ai muốn tái hiện lại hình ảnh xưa mà không cần biết quá nhiều về Photoshop hay kỹ...
Back
Top