Công nghệ bên trong Mật nghị Hồng y - một trong những cuộc bỏ phiếu kín quan trọng nhất hành tinh!

Khánh Vân
Khánh Vân
Phản hồi: 0

Khánh Vân

Writer
Khi 133 Hồng y từ khắp nơi trên thế giới bước vào Nhà nguyện Sistine hôm nay (7/5) để bắt đầu Mật nghị Hồng y bầu người kế nhiệm Giáo hoàng Francis, một loạt các biện pháp công nghệ hiện đại cùng với những quy tắc truyền thống hàng thế kỷ sẽ được triển khai nhằm đảm bảo "bí mật tuyệt đối và vĩnh viễn" cho Mật nghị Hồng y - một trong những cuộc bỏ phiếu kín quan trọng nhất hành tinh.

Screenshot 2025-05-06 171138_jpg_75.jpg

"Nội bất xuất, ngoại bất nhập" thời công nghệ

Truyền thống "conclave" (nghĩa là "có chìa khóa" trong tiếng Latin) vốn đã cô lập các Hồng y khỏi thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, trong thời đại kỹ thuật số, việc duy trì sự cô lập này đòi hỏi những giải pháp công nghệ cao. Vatican đã không ngần ngại áp dụng chúng, đặc biệt sau sự cố năm 2005 khi một Hồng y Đức vô tình làm rò rỉ thông tin cuộc bầu chọn qua tin nhắn.

Một trong những biện pháp mạnh mẽ nhất là vô hiệu hóa toàn bộ tín hiệu điện thoại di động và Internet trên lãnh thổ thành Vatican từ 15h chiều nay (7/5) cho đến khi tân Giáo hoàng được bầu và công bố. Phát ngôn viên Vatican Matteo Bruni cho biết ngoại lệ duy nhất là khu vực Quảng trường Thánh Peter, nơi hàng nghìn tín đồ dự kiến tập trung chờ đợi.

Bên trong Nhà nguyện Sistine, nơi diễn ra các vòng bỏ phiếu, các biện pháp còn nghiêm ngặt hơn. Từ Mật nghị năm 2013 (bầu Giáo hoàng Francis), các thiết bị gây nhiễu tín hiệu điện tử (jammer) đã được lắp đặt để chặn mọi cuộc gọi, tin nhắn hay truy cập Internet từ bên trong. Có thông tin cho rằng các thiết bị này được đặt trong một lớp "sàn giả" hoặc tích hợp vào tường như một "tấm khiên" điện từ. Dù Vatican từng bác bỏ thông tin về sàn giả, họ thừa nhận việc sử dụng thiết bị gây nhiễu.

afp2025050444fa2xyv1highresvaticanreligionpopemass-17464924081361460117492_jpg_75.jpg

An ninh đa lớp

Ngoài việc làm nhiễu sóng, Vatican cũng triển khai hệ thống quét thông minh để tự động phát hiện các thiết bị nghe lén, camera ẩn có thể được cài cắm bí mật. Một cấu trúc giống như lồng Faraday cũng được cho là đã lắp đặt quanh Nhà nguyện để tăng cường khả năng chặn mọi tín hiệu điện từ.
Theo quy định từ thời cựu Giáo hoàng John Paul II (năm 1996), tất cả các Hồng y, nhân viên phục vụ... đều bị cấm mang vào Mật nghị mọi thiết bị điện tử, radio, báo chí, tivi hay máy ghi âm. Họ phải tuyên thệ giữ bí mật tuyệt đối và "không sử dụng bất kỳ loại máy phát, thu hoặc thiết bị chụp ảnh nào" ngay cả sau khi đã bầu ra Giáo hoàng mới, trừ khi có sự cho phép đặc biệt.

Không chỉ không gian bên trong, bầu trời Vatican cũng được bảo vệ. Chính quyền Italy đã triển khai hệ thống chống máy bay không người lái (drone) trên bầu trời Rome, sẵn sàng vô hiệu hóa bất kỳ thiết bị bay nào có khả năng do thám hoặc gây rối, một biện pháp ban đầu được áp dụng cho lễ tang Giáo hoàng Francis và được cho là duy trì để phục vụ Mật nghị lần này.

unnamed_file_from_www.sbs.com.au.jpg_75.jpg

Sự kết hợp giữa các quy tắc cổ xưa và công nghệ bảo mật hiện đại nhất cho thấy quyết tâm của Vatican trong việc bảo vệ tính toàn vẹn và sự thiêng liêng của Mật nghị Hồng y, đảm bảo rằng quyết định cuối cùng về người lãnh đạo Giáo hội Công giáo sẽ được đưa ra một cách hoàn toàn độc lập và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

LG đồng hành cùng Hòa Minzy, Obito và Hứa Kim Tuyền tung ra MV “Nếp Nhà”

  • 99
  • 0
LG Electronics Việt Nam vừa giới thiệu MV “Nếp Nhà” với sự kết hợp của ca sĩ Hòa Minzy, rapper Obito và nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền. Đây là món quà âm...

Lần đầu tiên một đại gia Việt có tài sản hơn 9 tỉ USD, vượt cả chủ tịch Samsung

  • 206
  • 0
Cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup tiếp tục tăng mạnh trong phiên ngày 8-5, góp phần nâng quy mô tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng vượt 9 tỉ...

Đây là cách "xem YouTube" nhanh nhất có thể bạn chưa thử

  • 248
  • 1
Mô hình Gemini 2.5 Flash có thể tóm tắt nội dung video dài trên YouTube, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và nắm bắt thông tin nhanh chóng...

Sạc siêu nhanh xe điện: sự tiện lợi phải trả giá bằng tuổi thọ pin

  • 181
  • 0
Năm 2025 được ca ngợi là "năm bùng nổ sạc siêu nhanh" đối với xe điện. Mặc dù sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ sạc nhanh và sạc siêu nhanh đã...

Cách phục hồi ảnh cũ bằng AI miễn phí nhanh gọn, ai cũng làm được

  • 236
  • 0
Phục hồi ảnh cũ bằng AI miễn phí là giải pháp lý tưởng cho những ai muốn tái hiện lại hình ảnh xưa mà không cần biết quá nhiều về Photoshop hay kỹ...

Samsung công bố hàng loạt TV Neo QLED 8K đến QLED 4K vừa đạt chuẩn chấm lượng tử đích thực từ tổ chức của Đức

  • 134
  • 0
Samsung vừa thông báo rằng dòng TV QLED mới nhất của hãng đã nhận được chứng nhận ‘Màn hình Chấm lượng tử Đích thực’ (Real Quantum Dot Display) từ...

Sếp Apple dự đoán "ngày tàn" của iPhone chỉ trong 10 năm tới: Lý do từ kẻ mà "ai cũng biết là ai"

  • 1,237
  • 0
Phó chủ tịch cấp cao phụ trách mảng dịch vụ của Apple, ông Eddy Cue, vừa đưa ra một nhận định gây sửng sốt về tương lai của chính sản phẩm chủ lực...

"Cú lừa" của Apple và Samsung về dung lượng lưu trữ điện thoại

  • 287
  • 0
Chi phí tăng đáng kể khi nâng cấp bộ nhớ được cho là chiến lược tối đa hóa lợi nhuận của các hãng smartphone, đặc biệt ở phân khúc cao cấp...

Hãng xe lớn nhất thế giới bay mất 1,3 tỷ USD lợi nhuận chỉ trong 2 tháng vì thuế Mỹ

  • 212
  • 0
Một năm trước, hãng sản xuất ô tô lớn nhất thế giới Toyota đã có một năm thành công rực rỡ. Người tiêu dùng Mỹ đã mua xe hybrid của Toyota và đồng...

Thị trường Nhật Bản "nín thở" chờ BYD công phá hàng rào bảo vệ các hãng xe nội địa

  • 167
  • 0
Thị trường xe siêu nhỏ (kei car) là một rào cản phi thuế quan lớn, bảo vệ ngành ô tô Nhật Bản trước các nhà sản xuất nước ngoài. Xe siêu nhỏ chiếm...
Back
Top